top of page
  • Facebook
  • Facebook
  • emai

セミナー

ベトナム建設業界の概要 - JAPAN -大先輩の視点から見た課題と機会

    現在、日本で働き、勉強しているエンジニアや建設学生の数は日々増加しています。この業界の労働需要も大幅に増加しています。ベトナムと日本の建設業界に関心のある のニーズを満たすために、VCJは日本の建設業界の発展史と現状に焦点を当てた内容のセミナーを開催します。ベトナムの建設業。

   2 人の専門家との交際 - Dr.ギエム・ミン・クアンとDr. Phan Huu Duy Quoc- セミナーは注目に値するイベントであり、実用的な知識だけでなく、建設業界における の変化に関する最新情報を得るのにも役立ちます。

IMG_3635_edited.jpg
  • 時間: 2023 年 4 月 29 日

      _cc781905-5cde-3194-bb3b-136bad5cf58-5c-dece199405 -bb3b-136bad5cf58d_ _cc781905-5cde-3194- bb3b-136bad5cf58d_     _cc781905-5cde-36h305bb3b3b-136h305bb3b3 (VNT).

  • 形式:オンライン(Zoomミーティング)

  • 対象者: エンジニア、建築家、建設学生

I) Câu hỏi và trả lời (Q&A)

Q1.Những khác biệt khi làm việc ở công ty Việt Nam và Nhật Bản?

  

TS. Trần Vũ Dũng: Các công ty Nhật Bản thường tách riêng quan hệ công việc và quan hệ bạn bè cá nhân. Mặt tốt là rạch ròi việc công-việc tư .Tuy nhiên điều đó cũng khiến cho người Việt gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.Ở Việt Nam phần lớn chúng ta coi đồng nghiệp là bạn bè thân tình, và hầu như ai cũng muốn được làm việc trong môi trường như vậy. Ngoài ra quá trình xử lý vấn đề trong công ty Nhật Bản, đặc biệt là công ty lớn thường đã trở thành quy trình sau nhiều năm phát triển nên khó tiếp nhận việc đi tắt, sáng tạo.

 

TS. Nguyễn Lê Du: Các kỹ sư làm việc tại Việt Nam rất năng động , tuy nhiên chúng ta cần phải học hỏi quy trình xử lý bài bản và tính kỷ luật trong cách làm việc của người Nhật. Đặc biệt văn hóa đào tạo nhân viên từ con số 0 tuy mất nhiều thời gian nhưng là trải nghiệm quý báu cho những ai có mong muốn làm việc trong các công ty Nhật Bản .

 

Q2. Những khó khăn khi đến Nhật Bản làm việc

 

ThS. Lâm Ngọc Như Quỳnh: Khác biệt ngôn ngữ và văn hóa là rào cản rất lớn khi việc sang Nhật đi làm diễn ra khá là bất ngờ đối với bản thân mình. Ngoài ra, có sự đối xử khác nhau giữa nhân viên chính thức-nhân viên thuê ngoài, nhân viên nữ có ít tiếng nói hơn nhân viên nam, đều là người nước ngoài nhưng người châu Âu, Trung quốc, Hàn quốc, vẫn được lắng nghe ý kiến nhiều hơn so với một nước ĐNA như Việt Nam. Đó là những thử thách mình phải đối mặt khi mới sang.   

※ trước đây chị Quỳnh dự định sẽ làm việc tại nước sử dụng tiếng Anh,tuy nhiên sau khi đạt giải nhất một cuộc thi về BIM ,giám đốc công ty tha thiết mời chị sang Nhật và chị đã đồng ý.

 

Ks. Đỗ Tùng Sơn: Khi mới sang, kiến thức thực tế còn hạn chế khiến mình khó giao tiếp, mà không giao tiếp nhiều sẽ lại khiến mình không học hỏi được nhiều kiến thức thực tế. Đó chính là vòng lặp kinh khủng mà mình đã trải qua khi mới sang Nhật làm việc. Để khắc phục điều này, mình nhận ra rằng cần phải cố gắng học cách “đọc không khí” của người Nhật và đặt bản thân vào vị trí đối phương để đưa ra cách nói chuyện hợp lý, là chìa khóa giúp mình làm việc tốt hơn.

 

Q3. Việt Nam-Nhật Bản nên về hay nên ở?

 

TS. Nguyễn Lê Du: Có lẽ khi công việc không được như ý là lúc mà câu hỏi nên về hay nên ở sẽ lại xuất hiện trong đa số chúng ta, nhưng rồi ta lại băn khoăn rằng mình sẽ về với cái gì đây? :)) 

Đừng vội bỏ cuộc khi mới gặp khó khăn bởi vì mình chỉ thực sự lĩnh hội được kỹ năng công việc sau một thời gian đủ lâu. Và nên đạt được một vị trí rõ ràng trước khi chuyển sang môi trường làm việc mới.

 

TS. Nguyễn Xuân Tính:Từ trải nghiệm thực tế mình nhận thấy làm việc cho công ty Nhật Bản là lựa chọn rất tốt đối với những ai muốn có một công việc ổn định. ở Nhật chỉ có nhân viên bỏ công ty chứ công ty không bỏ nhân viên bao giờ. Thêm nữa, cũng như TS. Nguyễn Lê Du đã trình bày ở phần trước, các công ty Nhật đào tạo nhân viên rất bài bản, mỗi nhân viên mới thường có sempai theo sát và hướng dẫn trực tiếp,tuy thời gian đào tạo lâu nhưng nhân viên mới có thể yên tâm làm việc.

 

TS. Trần Vũ Dũng: Các bạn trẻ đừng “nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà” nữa bởi vì khoảng cách địa lý không còn là vấn đề quá lớn trong hiện tại và tương lai.  Và con đường tiếp theo cũng không chỉ dừng lại ở 2 lựa chọn là ở hay về nữa mà sẽ có rất nhiều cơ hội chờ đón chúng ta. Hãy nhìn vào tấm gương của anh Long, cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản. chị Quỳnh, anh Tính-trở thành một công dân Quốc tế có thể làm việc ở bất cứ đâu.

 

Q4. Đâu là xu hướng và cơ hội cho kỹ sư Việt Nam tại Nhật? 

 

TS. Nguyễn Xuân Tính: Các công ty của Nhật luôn có xu hướng mở rộng ra toàn cầu và đặc biệt Nhật luôn coi Việt Nam là đối trọng với Trung Quốc và Hàn Quốc trong chiến lược của họ. Đây là cơ hội tốt cho kỹ sư Việt Nam tại Nhật Bản để tận dụng quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngoài ra, thông qua quá trình làm việc cũng là cách để chúng ta có thể cống hiến và mang lại giá trị tốt đẹp cho xã hội.

 

ThS. Lê Long: Kỹ sư Việt Nam tại Nhật có thể tìm kiếm cơ hội trong việc kết nối các công ty vừa và nhỏ, các công ty phụ trợ cho xây dựng của Nhật Bản về Việt Nam thông qua các hình thức liên doanh, tư vấn hội đồng kỹ thuật. Hoặc tận dụng nguồn lực lao động của Việt Nam cung ứng cho Nhật Bản.

 

TS. Trần Vũ Dũng: Đưa các dự án của Nhật Bản về Việt Nam và làm cho các dự án đó diễn ra suôn sẻ là công việc luôn chờ đón cho các kỹ sư như chúng ta. Về chiều ngược lại,đặc biệt trong lĩnh vực BIM CIM thì Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu sang Nhật những bản vẽ tốt với giá cả cạnh tranh. 

会議情報

ThS. Lê Long: Chứng chỉ hành nghề rất quan trọng tại Nhật Bản vì liên quan chặt chẽ đến quy định của pháp luật. Mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc, cơ hội tăng thu nhập. Không những vậy chứng chỉ còn giúp chúng ta có lợi thế ban đầu khi muốn tham gia vào các dự án quốc tế.

Các chứng chỉ quan trọng trong ngành xây dựng tại Nhật Bản:建築士、建築施工管理、土木施工管理技士、鉄骨工事管理責任者、コンクリート技士、測量士法

Hiệp hội ITP (tên tiếng Nhật: 一般社団法人ITP日越建設業推進会) đã hoạt động được 3 năm và hiện tại đã có 450 học viên tham gia theo học với tỉ lệ đỗ là 80%  

Các bạn có thể tìm hiểu về ITP thông qua Fanpage: www.facebook.com/itpxaydung/

 

TS. Nguyễn Hồng Sơn (khán giả): Ngoài những chứng chỉ của Nhật Bản, các chứng chỉ quốc tế FE/PE/PMP tuy ít được quan tâm tại thị trường Nhật Bản nhưng được đánh giá cao tại các dự án quốc tế.

   

Ks. Đỗ Tùng Sơn: Kinh nghiệm thi đỗ 1級建築施工管理技士: Tận dụng thời gian rảnh khi đi tàu để luyện đề thi lý thuyết và tập trung ôn thi viết thực hành vào dịp cuối tuần từ sáng đến tối.

登録

A. Trần Đình Tùng (chủ tịch VSCE- Hiệp hội kỹ sư xây dựng Việt Nam): VSCE có hai khát vọng lớn: xuất khẩu ngành xây dựng Việt Nam ra thế giới và xuất khẩu kỹ sư xây dựng Việt Nam ra thế giới. Mục tiêu cốt lõi của hiệp hội : nâng tầm kỹ sư Việt; nâng tầm doanh nghiệp Việt; tối đa hóa chuỗi cung ứng trong xây dựng. VSCE rất hoan nghênh ủng hộ hoạt động của VCJ và mong muốn kết nối với VCJ trong tương lai với 2 keyword: thế giới phẳng, công dân toàn cầu.

 

A. Phan Văn Quảng (cựu chủ tịch JVEEF - tổ chức tiền thân của VCJ): 1級建築士、1級土木施工管理技士 là hai chứng chỉ cao quý  nhất  mà anh em trong ngành xây dựng tại Nhật Bản nên phấn đấu đạt được. Lợi ích thực tế nhất đó là sẽ giúp mình có khả năng thăng tiến lên các vị trí cấp cao trong lĩnh vực của mình, và mỗi lần vượt cấp thì mức thu nhập của bản thân cũng gia tăng, thứ hai đó là chứng chỉ sẽ là lực kéo cho bản thân tiếp cận với nhiều cơ hội tốt khi tìm kiếm công việc mới.

 

A. Phạm Xuân Hưng: 2 chiều hướng phát triển cho bản thân trong tương lai. Đầu tiên là hướng về thị trường Nhật bản: thị trường rất cần những nhân lực nước ngoài làm kỹ thuật trong ngành xây dựng. Vì vậy học các chứng chỉ là cách tiếp cận nhanh và hiệu quả để tiến xa hơn trong thị trường này. Chiều hướng thứ 2 là hướng về việc đóng góp cho Việt Nam thông qua các doanh nghiệp Nhật Bản muốn phát triển thị trường tại Việt Nam, thị trường này rất cần nhân lực có khả năng quản lý và lãnh đạo.Vậy chúng ta nên chuẩn bị những hành tranh gì cho mình khi đi theo con đường này? Hi vọng rằng VCJ sẽ có nhiều hoạt động giúp cộng đồng xây dựng nhanh tiếp cận được với các thông tin bổ ích.  

Ngoài ra, BTC còn nhận được rất nhiều câu hỏi thú vị khác hi vọng sẽ tìm được câu trả lời trong phần comment phía dưới của bài viết:

  • Đơn vị đào tạo BIM/CIM nào tốt? Bí quyết trong việc học BIM/CIM là gì?

  • Sau khi tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, có nên sang Nhật làm việc ngay không?

  • Thu nhập hiện tại của kỹ sư làm việc tại Nhật Bản là bao nhiêu? 

  • Cơ hội việc làm XD ở Nhật cho các bạn nữ mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm?

  • Làm thế nào để có thể xin việc vào  các công ty như Obayashi?

Sau khi hội thảo kết thúc, BTC cùng tất cả khách mời và người tham gia đã có một buổi party vui vẻ bên bờ sông Arakawa gần địa điểm tổ chức đánh dấu một ngày làm việc hiệu quả và thành công tốt đẹp.

 

VCJ xin chân thành cảm ơn các vị khách mời, các đơn vị hỗ trợ truyền thông đã hỗ trợ VCJ tổ chức thành công buổi hội thảo lần thứ 2 này. Hi vọng cộng đồng xây dựng Việt Nam nói chung, VCJ nói riêng sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

DSCF4797.jpg
Image by Masood Aslami

コンパニオンユニット

VANJ logo.png
VPJ Logo_Glowed.png
LOGO BM QLDA_UTC.png
273994121_655932722407155_1915848360710246236_n.jpg
338170634_173274888867488_3769586925221340049_n.jpg
E-future logo.jpg
bottom of page